您现在的位置是:Thể thao >>正文
Nhận định, soi kèo Estoril vs Boavista, 22h30 ngày 9/2: Tiếp đà hưng phấn
Thể thao9748人已围观
简介 Phạm Xuân Hải - 09/02/2025 05:25 Bồ Đào Nha ...
Tags:
相关文章
Nhân định, soi kèo Lazio vs Monza, 21h00 ngày 9/2: Hướng về Top 4
Thể thaoHoàng Ngọc - 09/02/2025 09:32 Ý ...
【Thể thao】
阅读更多Áp dụng mô hình marketing 7P để khuyến khích tuân thủ an ninh mạng trong doanh nghiệp
Thể thaoTheo các chuyên gia, việc áp dụng mô hình marketing xã hội hướng tới mục tiêu các nhân viên tham gia tích cực hơn vào việc tạo ra môi trường mạng an toàn và bảo mật (Ảnh minh họa) Nghiên cứu của nhóm chuyên gia RMIT chỉ ra rằng việc xây dựng và triển khai một chiến lược marketing xã hội trong nội bộ sẽ có tác động điều chỉnh nhận thức của nhân viên hướng tới trách nhiệm cộng đồng, đồng thời thôi thúc họ hành xử theo cách có lợi cho cả tổ chức và bản thân họ.
“Cụ thể với an ninh mạng, điều này có nghĩa rằng nhân viên sẽ tham gia tích cực hơn vào việc cùng nhau tạo ra một môi trường mạng an toàn và bảo mật”, Tiến sĩ Hiệp cho biết.
Đối với các tổ chức chưa biết nên bắt đầu xây dựng một chiến lược marketing xã hội như vậy từ đâu, nhóm nghiên cứu khuyến nghị sử dụng mô hình 7P thông dụng. Theo họ, mô hình đơn giản này sẽ giúp tổ chức xác định các yếu tố cần thiết để xây dựng khuôn khổ các hoạt động có thể triển khai.
Khuyến khích tuân thủ an ninh mạng bằng mô hình 7P
Bảy yếu tố “P” được nhóm chuyên gia RMIT khuyến nghị thực hiện gồm có: Product - Sản phẩm); Promotion - Khuyến khích; Price - Chi phí tuân thủ; Place - Địa điểm; Process - Quy trình; People - Con người; và Physical evidence - Bằng chứng.
Cụ thể, sản phẩm mà chiến lược marketing hướng đến chính là sự tham gia của nhân viên vào xây dựng môi trường mạng an toàn và bảo mật. Nhân viên được kỳ vọng sẽ hiểu rõ về nhiệm vụ bảo mật, có khả năng thực hiện các biện pháp an ninh mạng một cách nhất quán, và giảm thiểu lãng phí công sức và thời gian.
Để khuyến khích sự tham gia của nhân viên, nội dung cần được thiết kế riêng cho từng phòng ban và liên quan trực tiếp đến lợi ích của họ. Thêm nữa, các chính sách cần rõ ràng, hướng dẫn cần đơn giản và dễ thực hiện. Nội dung nên được thiết kế trực quan và có tính tương tác, và mạng xã hội có thể là một kênh hữu ích tăng cường hiệu quả cho thông điệp.
“Các tổ chức nên để người dùng luyện tập các yêu cầu bảo mật trên những tình huống thực tế và phù hợp với tính chất công việc của mỗi phòng ban, vì hầu hết nhân viên chỉ thực hiện các biện pháp bảo mật nếu chúng ảnh hưởng trực tiếp đến công việc của họ”, Tiến sĩ Hiệp lưu ý.
Cũng theo nhóm chuyên gia RMIT, hầu hết nhân viên đều hiểu chi phí là công sức và thời gian họ bỏ ra để tham gia vào quá trình bảo mật, cũng như mất năng suất làm việc. Song chi phí tài chính (chẳng hạn để xử lý rò rỉ dữ liệu hay trả phí dịch vụ pháp lý) và tổn hại về danh tiếng mà tổ chức phải gánh chịu khi bị tấn công mạng vẫn chưa được hiểu rõ ràng, và vì vậy cũng cần được phổ biến đến người dùng.
Địa điểm của hành vi tuân thủ hay không tuân thủ bảo mật chủ yếu xảy ra trên các kênh kỹ thuật số. Việc xác định và quản lý các kênh này rất quan trọng, để từ đó tổ chức có thể xây dựng các biện pháp đối phó cần thiết và đào tạo nhận thức cho nhân viên, đồng thời đảm bảo sẵn sàng hỗ trợ trong mọi tình huống.
Về quy trình, nhóm chuyên gia cho rằng, đây là yếu tố có thể vừa là động lực thúc đẩy vừa là rào cản trong an ninh mạng. Nếu quy trình quá phức tạp có thể khiến người dùng mất động lực hoặc gặp khó khăn khi tuân thủ, nhưng nếu quá đơn giản thì có thể không đủ sức chống đỡ những cuộc tấn công từ bên ngoài.
“Nhân viên và cấp quản lý có thể phối hợp cùng xây dựng quy trình. Nên xây dựng các thủ tục tích hợp, tăng khả năng tương tác cá nhân, và giúp người dùng tự điều hướng các quy trình an ninh mạng bằng đào tạo trực tuyến, sổ tay hướng dẫn, bộ phận trợ giúp ảo…”, nhóm nghiên cứu đề xuất.
Nhận định con người là yếu tố tạo ra hoặc phá vỡ hệ thống an ninh mạng, các chuyên gia khuyến nghị, để nâng cao sự tham gia của mọi người, tổ chức cần cung cấp hỗ trợ CNTT hiệu quả để có thể giảm gián đoạn công việc và tăng sự hài lòng của nhân viên.
Yếu tố cần thiết cuối cùng là những bằng chứng giúp nhắc nhở về nguy cơ và hậu quả của việc thiếu bảo mật thông tin. Những bằng chứng cụ thể nên được đặt quanh khu vực làm việc của nhân viên và đóng vai trò như những lời nhắc nhở về rủi ro và hậu quả của việc không tuân thủ bảo mật, cũng như trách nhiệm của mỗi nhân viên.
“Đảm bảo tuân thủ với các chính sách bảo mật đòi hỏi nhiều nỗ lực gắn kết với nhân viên. Marketing xã hội trong nội bộ, cụ thể là với mô hình 7P, chính là một phương thức đơn giản để làm được điều này”, Tiến sĩ Hiệp nhấn mạnh.
M.T
Chuyên gia dự báo 5 xu hướng tấn công mạng nổi bật trong năm 2021
Các chuyên gia Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) vừa đưa ra dự báo về một số xu hướng tấn công mạng nổi bật trong năm 2021 và những năm tiếp theo.
">...
【Thể thao】
阅读更多Ảnh cưới độc giá…1 chầu cafe
Thể thao- Gạt bỏ những bộ album kiểu cách tiêu tốn hàng triệu đồng mà vẫn “đẹp thì không giống, mà giống thì không đẹp” ở các studio nhiều cặp đôi đã tạo cho mình những khoảnh khắc đẹp từ chính đội ngũ “gà nhà” hùng hậu.
Kỳ lạ đám cưới của những cặp đôi song sinh
Đám cưới giả, động phòng thật
Xôn xao đám cưới con cán bộ phòng chống tham nhũng
">...
【Thể thao】
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Bình Định vs SHB Đà Nẵng, 18h00 ngày 8/2: Không thể buồn hơn
- Lời kể của mẹ ca sĩ Thái Lan tử vong do massage cổ vai gáy
- Tim Cook bất ngờ tới Hà Nội, Cục ATTT cảnh báo 16 lỗ hổng bảo mật mới
- Đáp án đề thi môn Toán thpt quốc gia 2019 mã đề 107
- Nhận định, soi kèo Torino vs Genoa, 2h45 ngày 9/2: Điểm tựa sân nhà
- Điểm sàn trường ĐH Cần Thơ theo điểm thi tốt nghiệp THPT 2023
最新文章
-
Soi kèo góc Wolfsburg vs Leverkusen, 21h30 ngày 8/2
-
- Không được đào tạo một giờ nào về bán hàng nhưng những cô cậu học trò trong hội chợ Tết được tổ chức vào cuối tuần ở Hà Nội lại mang về doanh thu cao nhất cho các gian hàng nhờ chiêu bán hàng lưu động. Niềm vui được tự kiếm những đồng tiền nhỏ bé khiến các em dường như quên hết giá lạnh, vẫn ùa ra sân trường như đàn chim vỡ tổ, bắt đầu một cuộc mua bán “chuyên nghiệp”, mặc cho mưa phùn giăng đầy mái tóc và thấm ướt cả áo khoác.
Trong khi các phụ huynh hối hả quảng cáo, mặc cả với các khách hàng, những nhân viên bán hàng nhỏ tuổi nhanh chóng xếp các loại đồ ăn, nước uống, quà tặng, ...v.v lên những chiếc khay nhỏ và tỏa ra khắp sân trường để tiếp thị. Thậm chí, tận dụng loa phóng thanh của nhà trường, các em còn đặt hàng phát thanh viên quảng cáo, giới thiệu đặc sản của lớp mình để thu hút khách.
Vận dụng tài ăn nói, mối quan hệ, nhân viên bán hàng lưu động có vẻ là những bạn mang về doanh thu cao nhất cho cửa hàng. Cầm trên tay những món tiền nhỏ nhưng bạn nào cũng cười tít cả mắt. Nhiều bạn còn nghĩ ra những câu chào hàng rất độc đáo: “Ăn vào là hết no ngay”, “là nem rán nhưng không hề béo”, “thầy mua cho thầy và vợ thầy nữa ạ”, “cô ơi, cô mua tặng học trò cũ ạ!”...
Để chuẩn bị cho buổi bán hàng này, nhiều em khoe thành tích thức đến nửa đêm để cùng bố mẹ làm đồ handmade, dậy sớm để nấu nướng, chuẩn bị nguyên liệu cho các món ăn, dạo khắp phố phường Hà Nội để tìm mua những đặc sản, quà lưu niệm độc đáo mang đến hội chợ...
Đặc biệt, tất cả tiền lãi thu về từ buổi sáng, các em sẽ sung quỹ “For you” - quỹ từ thiện để các em giúp đỡ lẫn nhau và giúp các bạn có hoàn cảnh khó khăn ở mọi miền đất nước.
Những hình ảnh học trò 10X "kinh doanh" hàng Tết:
Mưa phùn dày hạt nhưng không khí lễ hội trên sân khấu vẫn rộn ràng
Chương trình mua bán bắt đầu, cả trường ùa ra sân và thi nhau đi chào hàng
Biển hiệu thật ấn tượng mới thu hút khách chứ
Đồ ăn thật bắt mắt
Gian hàng nào cũng được trang trí rất ấn tượng
Vừa đi vừa rao thật to
Chiêu thu hút khách: vừa đi vừa đánh xèng bằng hai cái nắp nồi cho rôm rả
Bà cũng tới trường cùng cháu thi gói bánh chưngChiếc bình đặc biệt có hoa văn là dấu tay của hàng trăm học sinh in chồng lên nhau, tượng trưng cho tinh thần đoàn kết của các em. Số tiền đấu giá sẽ dược đưa vào quỹ For you của học sinh trong Trường Archimedes Academy (Hà Nội)
- Nguyễn Hường - Nguyễn Thảo
Ngộ nghĩnh học trò đi “kinh doanh” hàng Tết
- Nguyễn Hường - Nguyễn Thảo
-
Trên trang cá nhân, nhà thiết kế Venera Tabakin bày tỏ sự tiếc thương: "Mong Judy Fitzgerald ra đi thanh thản - cô người mẫu bé nhỏ, người bạn thân của tôi, một ngôi sao nổi tiếng ở Ireland".
Hoa hậu áo tắm Ireland 2014 Judy Fitzgerald đột ngột qua đời ở tuổi 32. Người mẫu Mary Mullally viết trên trang cá nhân: “Judy Fitzgerald - cựu Hoa hậu áo tắm Ireland 2014 của chúng ta đã ra đi. Tôi bàng hoàng khi nghe được tin dữ. Mọi người sẽ nhớ mãi hình ảnh của Judy”.
Tang lễ của cô diễn ra ngày 1/6 tại nhà thờ St Nessan, Raheen. Thi thể của cựu hoa hậu áo tắm được đưa về nghĩa trang Castlemungret, Ireland.
Judy Fitzgerald đăng quang Hoa hậu áo tắm Ireland 2014, sau đó đại diện đất nước tham gia một số cuộc thi thể hình tầm cỡ châu lục và thế giới.
Trước đó, Judy là người mẫu, từng tham gia trình diễn ở Tuần lễ Thời trang New York. Cô là cử nhân chuyên ngành Điều dưỡng tại Bệnh viện Đại học Cork. Khi dịch Covid-19 bùng phát, cựu hoa hậu áo tắm cùng đồng nghiệp làm việc ở tuyến đầu của Bệnh viện Đại học Limerick.
Thắm Nguyễn (Theo Yahoo News)
MC kỳ cựu qua đời ngay sau khi được cứu từ dưới sôngANH - Người dẫn chương trình kỳ cựu của đài BBC đã tử vong sau khi được đưa đến bệnh viện." alt="Hoa hậu Áo tắm đột ngột qua đời ở tuổi 32">
Hoa hậu Áo tắm đột ngột qua đời ở tuổi 32
-
Bệnh nhân được cứu sống, đang phục hồi khả quan. Bác sĩ Liêu Thị Trúc Thanh, Khoa Nội tiết - Thận, cho biết, SpO2 khi đó khoảng 90-92%, có hiện tượng toan máu, men gan cao, thận suy. Bệnh nhân được xử trí đặt sonde dạ dày.
Đặc điểm của ngộ độc nhóm paraquat là bệnh nhân không được thở oxy vì sẽ tăng tổn thương phổi, xơ phổi và tử vong rất nhanh. Do đó, bác sĩ tư vấn người nhà lọc máu cấp cứu để kịp giờ vàng để cứu sống. Nhận được sự đồng ý, các bác sĩ tiến hành lọc máu hấp phụ liên tục 5 ngày.
Tuy nhiên, ngày đầu tiên, người bệnh lại nôn ói lẫn máu lượng lớn khoảng 200ml, phải nội soi cấp cứu, cầm máu trực tiếp trong lúc nội soi. Khi tỉnh dậy, bệnh nhân có cảm giác loét vùng hầu họng rất nhiều. Chức năng gan thận tiếp tục suy.
Sau 5 ngày thực hiện đúng phác đồ lọc máu hấp phụ với 8 quả lọc, bệnh nhân đã ổn định, gan hồi phục, chức năng thận có cải thiện nhưng vẫn chưa được như ban đầu. Bác sĩ Thanh cho biết, bệnh nhân sẽ được theo dõi thêm từ 1 đến 3 tháng sau khi xuất viện.
Do thua lỗ làm ăn, người phụ nữ đã nghĩ quẩn và uống thuốc diệt cỏ.
Theo bác sĩ Thanh, đặc điểm ngộ độc các chất diquat, paraquat là tổn thương đa cơ quan, nạn nhân có thể tử vong do tổn thương xơ phổi, suy gan cấp, suy thận cấp và loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa. Người bệnh cũng phải đối mặt với các di chứng kể cả khi đã được cứu sống. Ngộ độc paraquat hiện nay không nhiều nhưng nếu uống lượng lớn, tỷ lệ tử vong lên đến 90%.
Mỗi tuần, Bệnh viện Lê Văn Thịnh tiếp nhận từ 3-5 ca ngộ độc, tần suất này kéo dài từ đầu năm 2022 đến nay. Phần lớn, các nạn nhân uống thuốc trừ sâu hoặc Paracetamol, thuốc an thần.
Bác sĩ khuyến cáo, khi phát hiện nạn nhân ngộ độc, cần phải cho bệnh nhân nôn ra chất độc rồi đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Lưu ý, nên đưa nạn nhân vào cơ sở y tế gần nhà nhất thay vì chọn các bệnh viện lớn, bởi có thể mất đi thời gian vàng, khả năng cứu sống sẽ thấp hơn.
Cấp cứu sau khi uống 40 viên paracetamol
Người phụ nữ nhập viện với các biểu hiện như nôn ói có lẫn máu, vàng mắt và đau bụng. Sau đó, người này tiếp tục rơi vào tình trạng nguy kịch do mắc sốt xuất huyết." alt="Uống thuốc cỏ cháy tự tử, người phụ nữ liên tục nôn ra máu">Uống thuốc cỏ cháy tự tử, người phụ nữ liên tục nôn ra máu
-
Soi kèo góc Lazio vs Monza, 21h00 ngày 9/2
-
Bà Vi Kim Ngọc đã xây dựng và gìn giữ được một nền tảng gia đình vững vàng, nuôi dạy con cáitrưởng thành qua những năm tháng nhiều biến chuyển lớn lao của xã hội. Là con gái của quan Tổng đốc Vi Văn Định, bà Vi Kim Ngọc, một tiểu thư xinh đẹp đã trở thành phu nhân của chàng trai Nguyễn Văn Huyên khi vừa mới có bằng tiến sĩ ở Pháp về, sau đó trở thành Bộ trưởng Bộ Giáo dục suốt 29 năm.
Cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Văn Huy, con trai út của GS Nguyễn Văn Huyên và bà Vi Kim Ngọc, giúp chúng ta hình dung về một người phụ nữ đã xây dựng và gìn giữ được một nền tảng gia đình vững vàng, đóng vai trò quan trọng cho những thành công của người chồng, nuôi dạy con cái trưởng thành qua những năm tháng nhiều biến chuyển lớn lao của xã hội.
Bà Vi Kim Ngọc Cùng với cuộc hôn nhân với GS Nguyễn Văn Huyên, người con gái toàn bích “cầm kỳ thi họa” đã trở thành người phụ nữ mau chóng thích nghi với cuộc sống hoàn toàn mới lạ trong những năm tháng kháng chiến sống ở chiến khu, tới việc trở thành người phụ nữ tự lực không dựa bóng người chồng bộ trưởng.
Giữ con bằng những bức thư
“Có một thời giai đoạn khá dài gia đình không phải là nơi mà “xã hội tiên tiến” dựa vào” - ông Nguyễn Văn Huy nhớ lại. “Nhưng mẹ tôi đã thành công trong việc giữ được các con trong vòng tay của mình, để các con không bị các chiều hướng ngoài xã hội kéo đi mất”.
Bà “giữ” con bằng những lá thư tâm sự khi con đi học xa, bằng những trao đổi trong bữa cơm gia đình khi ai cũng bận rộn.
Mỗi bức thư của bà không chỉ là những dòng thăm hỏi, mà thư từ chính là giáo dục. Những người con của bà cho đến nay vẫn không để mất một bức thư nào của mẹ.
Ông Huy nhận xét “Tôi thấy bây giờ các thế hệ cách xa nhau quá, đóng kín, mọi người không dám nói ra nỗi lòng của mình. Còn mẹ tôi khi đó kiên trì, nhẫn nại viết thư cho con, thông qua thư để mẹ con hiểu nhau.
Trong thư, mẹ giãi bày tâm sự của mẹ, tự cởi lòng với con về xã hội, về cuộc đời, về tình yêu. Khi các con thấy mẹ mở lòng thì cũng mở lòng theo.
Từ những bức thư này mà bà hiểu được suy nghĩ của các con, uốn nắn được theo đúng về đạo đức, luân lý, cách ứng xử trong cuộc đời mà bà nghĩ là đúng”.
Ông Huy nhớ một câu chuyện tiêu biểu cho sự thấu hiểu này. “Một người bạn thân của bố mẹ tôi có con đi học ở Liên Xô. Người này sau đó vướng vào Nhân văn giai phẩm, anh con trai khi về nước đã muốn từ bỏ bố, tách ra khỏi gia đình để đảm bảo con đường phát triển sự nghiệp của mình. Đó là nỗi buồn khá phổ biến của xã hội thời đó, nhưng với mẹ tôi, việc này cũng là bài học.
Khi đó, chị tôi là Nguyễn Kim Nữ Hạnh đang học đại học ở Trung Quốc, đang phấn đấu vào Đảng, là đối tượng Đảng. Mẹ đã luôn viết thư, kể những câu chuyện gia đình, sự tiến bộ của các em, của họ hàng để chị thấy không phải chỉ có đoàn thể, tập thể mà còn có gia đình, gia đình quan trọng ra sao cho mỗi người, cho xã hội.
4 người con Hạnh, Hà, Hiếu, Huy
Cảm nhận được sự băn khoăn của chị Nữ Hạnh về việc sợ bố mẹ ở trong nướcsẽ “lạc hậu” thậm chí dục bố phấn đấu vào Đảng, trong một bức thư, bàphân tích về sự vươn lên của mình. Bà viết rằng sau khi các con đủ lớn,bà đã đi làm để theo kịp sự tiến bộ chung của xã hội. Bà học bổ túc vănhóa hết lớp 5, lớp 7 rồi lớp 10 để nâng cao trình độ, rồi học tiếp trungcấp y sĩ… Bà viết cho chị Nữ Hạnh rằng bà đã phải cố gắng vươn lên đểbắt kịp sự tiến bộ của thời đại về nhận thức, hành động, để có thể nóichuyện với các con về những gì các con đang băn khoăn, trăn trở. “Mẹ không cố gắng sẽ tuột mất các con” – đó là những gì bà luôn tâm niệm”.
Chính nhờ những bức thư đó mà sau này, bà Nữ Hạnh là người thay mẹ trăn trở, lo toan việc tiếp tục xây dựng nền tảng gia đình chu toàn, bền vững.
Một người con khác của bà Vi Kim Ngọc là bà Nguyễn Kim Nữ Hiếu. “Khi còn trẻ, chị Hiếu cũng có những điều bị ảnh hưởng bởi xã hội bấy giờ. Ví dụ như ngày trước bộ trưởng có ô tô để đi, đôi khi các con đi cùng, nhưng chị ấy rất sợ ngồi ô tô của bố tôi vì sợ bị mang tiếng là “không quần chúng”, có cuộc sống khác mọi người hơn nữa sẽ bị quy là tiểu tư sản, tư sản. Nếu có đi ô tô thì cũng ngồi thấp xuống,cúi mặt xuống để không ai nhận ra. Một thời người ta đánh giá con người bằng cái nhìn giai cấp thô thiển.
Bà Vi Kim Ngọc và Hiếu, Huy
Mẹ tôi nhìn ra điều đó. Một mặt, bà động viên các con tham gia công tác xã hội, hòa mình vào tập thể, giúp đỡ bạn bè. Nhưng mặt khác, bà luôn dặn dò các con cũng phải biết yêu thương bố mẹ, tôn trọng gia đình, thương yêu anh chị em trong nhà. Bà không chỉ nói mà bằng những ứng xử tinh tế của mình để các con trông theo mà học”.
Ông Huy cho biết bà Vi Kim Ngọc rất thích viết nhật ký, thích viết thư. Bà viết cho mọi người – cho chồng con, các cháu, họ hàng xa gần, bạn bè, viết rất tình cảm. Bà giữ gìn cẩn thận, giữ gìn từng ly từng tý các bức thư của chồng, của các con, của bạn bè. Cả những bản theo dõi nhiệt độ mỗi khi con ốm đau đều được bà giữ lại.
"Ở nhà chúng tôi còn giữ bản theo dõi nhiệt độ khi chị Hiếu bị ốm, lao xương suốt 2 năm liền ở Việt Bắc những năm 1950 -1951. Đi đâu, đọc gì bà cũng hay ghi chép. Bà quan tâm đến những bài thuốc ta, thuốc tây chữa phổ thông trong gia đình, cắt dán lại các bài thuốc vào một cuốn sổ riêng để dùng khi cần mà không phải lụy đến ai".
“Tôi hay phải đi điền dã ở các tỉnh miền núi, biên giới xa xôi. Bà làm cho tôi quyển sổ nhỏ bằng bàn tay mang theo mỗi khi đi công tác, trong đó dán tấm ảnh gia đình và có những bài thuốc cơ bản, những mẹo chữa bệnh mà bà cặm cụi ngồi chép vào”...
Không can thiệp vào quyết định của các con
Nhận thấy sự bất hạnh của mẹ mình trong đời sống hôn nhân, ngay từ thiếu thời bà Vi Kim Ngọc đã kiên quyết đề nghị cha sêu trả lễ hôn ước trong 3 năm với dòng họ Dương Thiệu – một dòng họ nổi tiếng khi đó.
Ba gia đình Nguyễn Văn Huyên, Hồ Đắc Di và Tôn Thất Tùng ở Việt Bắc, bà Vi Kim Ngọc (hàng 2, từ trái sang, áo trắng)
Hôn nhân của bà Vi Kim Ngọc và ông Nguyễn Văn Huyên, người do bà “chọn”, là một câu chuyện ghi dấu sự chuyển đổi quan trọng của xã hội Việt Nam, từ quan niệm “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” sang “tự do yêu đương” vào những năm 30 của thế kỷ trước.
Một thiếu nữ 16 tuổi tự quyết định tình yêu của mình. Đến khi các con xây dựng gia đình, bà rất tôn trọng quyết định của các con. Yêu ai, tại sao lại yêu, mối quan hệ từ khi bắt đầu đến khi đi tới hôn nhân đều được các con chia sẻ thẳng thắn với bà.
“Về cơ bản là bà ủng hộ mỗi quyết định của chị em tôi. Bà không có quan niệm cần môn đăng hộ đối, không nhìn về thành phần, giai cấp, địa vị xã hội hay hoàn cảnh kinh tế, mà nhìn vào tính cách, tư cách, phẩm chất, đạo đức ở mỗi người. Các con dâu, rể rất cảm phục bà về việc này. Dâu, rể nhà chúng tôi đều xuất phát từ gia đình bình thường, là người nghèo thành thị hay nông dân” – ông Huy vui vẻ cho biết.
GS Nguyễn Văn Huyên làm bộ trưởng, hoàn cảnh gia đình đương nhiên có cái khác so với các gia đình bình thường. Bà Vi Kim Ngọc luôn răn dạy các con rằng địa vị không quyết định các mối quan hệ xã hội, phải sống hòa mình với bạn bè, khiêm tốn, giản dị, đừng xa cách.
"Chị em chúng tôi đều phải phấn đấu, học hành. Đi học ở đâu, học gì, thi vào đâu bố mẹ đều để tự quyết, không can thiệp”.
Có một câu chuyện mà ông Huy coi là bài học lớn đầu đời, là bị “đúp” khi học lớp 5. “Hồi đó tôi mải chơi tem, chơi cờ, chểnh mảng học hành nên bị đúp. Mẹ tôi, vốn được thầy chủ nhiệm gọi là phụ huynh mẫu mực vì là tổ trưởng tổ phụ huynh, luôn quan tâm tới học sinh trong lớp – đã không hề can thiệp. Bố tôi cũng bảo thầy cứ để cho cháu đúp, để cho cháu học thêm, học lại, đó là bài học để cháu rút kinh nghiệm.
Sau đó, bố mẹ tôi cũng nói tôi rất nhiều về sự chểnh mảng, mải chơi nhưng không gay gắt, mà muốn tôi coi đó là bài học trong cuộc đời. Đúng vậy, từ đó, mà tôi bỏ chơi luôn, có ý thức tự răn, rèn mình để thành người có ích cho xã hội như bố mẹ mong muốn”.
"Mẹ rất tha thiết các con gái, con trai, con rể, con dâu sống với nhau hạnh phúc như Cha Mẹ, đồng thời các con lại hun đúc truyền thống nếp sinh hoạt cao thượng của Ông Bà cho các cháu rất thương yêu của Ông Bà, hết thế hệ này sang thế hệ khác tiếp bao giờ cũng giữ nếp nhà xứng đáng con cháu của Ông Bà" -trích di chúc của bà Vi Kim Ngọc viết ngày 17/2/1075, 58 ngày sau khi GS Nguyễn Văn Huyên qua đời:
Một nề nếp gia đình mà bà Vi Kim Ngọc duy trì là cứ sáng mùng 1 Tết con cháu quây quần. Trước bàn thờ tổ tiên, con cháu, cả lớn lẫn bé, báo cáo về kết quả học tập, làm việc của mình trong năm đã qua, về những mong ước của mình trong năm đang tới. Không khí rất vui vẻ, mọi người nhận thức rõ trách nhiệm của mình với gia đình, dòng tộc.
“Đương nhiên, xã hội bây giờ đã khác xưa rất nhiều, nhưng tới giờ anh chị em chúng tôi vẫn gìn giữ được nề nếp này để củng cố trách nhiệm của mỗi người. Chính truyền thống gia đình, trách nhiệm và sự giữ gìn gia phong đã ngăn mỗi người khỏi những hành động không phù hợp, mỗi thành viên sẽ rất cẩn trọng trong công việc, trong ứng xử, không muốn có sai sót, làm ảnh hưởng tới thanh danh gia đình, gia tộc”.
“Nếu đã xây dựng được nề nếp gia đình, các thành viên sẽ đứng vững trước ngọn gió phong ba bão táp của xã hội” – ông Huy cảm động khi nhớ lại những việc làm, những tình cảm mà người mẹ - người thầy đầu tiên đã dành cho cả gia đình mình.
Chi Mai ghi
" alt="Cách “giữ” con của phu nhân Bộ trưởng Giáo dục">Cách “giữ” con của phu nhân Bộ trưởng Giáo dục